Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phổ biến có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhân cũng nên lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc để hạn chế cơn đau, kiểm soát triệu chứng của bệnh. Ngày nay châm cứu bấm huyệt là lựa chọn an toàn và hiệu quả.
1. Tổng quan về thoái hóa khớp gối
Thực chất, Thoái hóa khớp gối (còn gọi là thoái hóa sụn khớp gối) là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm (sưng, nóng, đau) và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.
Hiện nay, bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời khi không thể đi lại được.
2. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Các triệu chứng thông thường của thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, cơn đau tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Lúc đầu sẽ xuất hiện các cơn đau nhức đầu gối, lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài.
- Khớp cứng và khó cử động sau khi ở yên một chỗ lâu. Mất linh hoạt.
- Khớp gối có thể bị sưng to.
- Khớp gối không duỗi thẳng được
- Khớp gối không gập được hết vào
- Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X, người bệnh có thể bị mất chức năng vận động.
3. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối:
- Do tuổi tác: Khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy giảm.
- Chấn thương do tai nạn, chơi thể thao : Những rủi ro làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng… đều khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Lao động nặng hoặc chơi thể thao, tập luyện ở cường độ cao cũng dẫn đến thoái hóa khớp nhanh.
- Thừa cân hoặc béo phì: Việc thừa cân sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối, sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian.
- Không thường xuyên hoạt động thể dục: Lười tập thể dục có thể khiến các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương thiếu độ linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch.
- Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp hơn nam giới.
- Di truyền: Một số người bị thoái hóa khớp là do yếu tố di truyền.
- Sử dụng thuốc corticoid không đúng cách: Corticoid được sử dụng nhiều trong điều trị chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch nhưng nếu quá lạm dụng có thể càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Việc ăn uống thiếu chất khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn, uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.
- Bệnh lý khác: Nhiều bệnh khác cũng có ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn như béo phì, gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt,…
4. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối mang lại những cơn đau mạn tính gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng do thoái hóa khớp gối sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm suy giảm chức năng vận động:
- Cứng khớp gối
- Hạn chế vận động, đi lại khó khăn, thậm chí phải sử dụng nạng.
- Biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài.
- Teo cơ chân.
- Chứng vôi hóa sụn khớp.
- Bại liệt, tàn phế, phải dùng đến xe đẩy hoặc ngồi xe lăn để hỗ trợ đi lại.
5. Phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối
Nếu không chăm sóc khớp đúng cách, chính chúng ta có thể vô tình là thủ phạm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp gối. Cần phòng ngừa bệnh từ sớm với các biện pháp đơn giản:
- Tập thể dục đều đặn và đúng cách, tập luyện các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tránh những động tác quá mạnh, đột ngột.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi và khoáng chất, tránh ăn nhiều chất béo, tránh dùng rượu bia và các chất kích thích thần kinh gây co cứng cơ.
- Kiểm soát cân nặng tốt, tránh thừa cân, béo phì.
- Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều, việc massage giúp cơ bắp thư giãn, lưu thông máu.
- Dùng thực phẩm chức năng bổ sung: Glucosamine (giúp kích thích tế bào sụn, hỗ trợ ức chế các enzyme phá hủy sụn khớp, tăng sản sinh chất nhầy ở dịch khớp), Chondroitin (ức chế enzyme gây thoái hóa sụn), MSM (hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, kết hợp cùng Glucosamine tạo nên collagen, giúp duy trì tính đàn hồi của khớp).
Thoái hóa khớp gối hiện vẫn là một trong những tác nhân hàng đầu gây tàn phế. Vì vậy khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường ở đầu gối, người bệnh cần đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối trước khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
6. Điều trị thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền hiệu quả không?
Dù có nhiều thành tựu phát triển vượt bậc nhưng hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp. Theo đó, châm cứu- bấm huyệt là một phương pháp được sử dụng lâu đời. Qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, bấm huyệt châm cứu chữa thoái hóa khớp gối đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả.
6.1 Bấm huyệt – Châm cứu chữa có hiệu quả không?
Châm cứu là phương pháp sử dụng các cây kim châm chuyên dụng tác động vào các huyệt đạo để kích thích dòng năng lượng lưu thông đồng đều trong cơ thể. Bấm huyệt châm cứu giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết. Ngoài ra, châm cứu còn kích thích cơ thể sản sinh endorphin, một chất giảm đau tự nhiên giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức.
6.2. Châm cứu bấm huyệt chữa như thế nào?
Châm cứu bấm huyệt chủ yếu tập trung vào việc đả thông kinh lạc, cải thiện tắc nghẽn, lưu thông khí huyết và loại bỏ các tác nhân gây bệnh (có thể là yếu tố phong hàn, thấp, nhiệt) nhằm đưa những các vị trí tổn thương trở lại vị trí ban đầu. Bên cạnh đó, châm cứu còn giúp kích hoạt cơ chế tự nuôi dưỡng cơ khớp, gân xương, sụn và phòng ngừa tái phát bệnh dài lâu.
Cụ thể một vài lợi ích điều trị thoái hóa khớp gối bằng châm cứu bấm huyệt như:
- Giảm đau rõ rệt nhờ khả năng ức chế khả năng dẫn truyền và cảm thụ cảm giác đau;
- Giải phóng sự co cứng, cải thiện cảm giác tê bì khớp gối;
- Cải thiện cung phản xạ thần kinh, tăng cường chức năng các tạng phủ.
- Phục hồi chức năng khớp gối và ngăn ngừa chức năng rối loạn thần kinh.
Quy trình châm cứu bấm huyệt thường kéo dài từ 30-50 phút. Một liệu trình liên tục từ 15 – 25 ngày, mỗi ngày thực hiện từ 1 lần.
So với các biện pháp chữa thoái hóa khớp gối khác, hiệu quả của bấm huyệt châm cứu thường đem lại kết quả rõ rệt ngay sau khi điều trị. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mức độ thoái hóa nặng đòi hỏi thời gian lưu kim lâu, nhiều lần theo liệu trình nhất định mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
Tuệ Minh Y Đường là đơn vị tiên phong trong sử dụng Y học cổ truyền trong điều trị thoái hóa khớp gối với những nghiên cứu và thử nghiệm điều trị khác nhau. Phòng khám chúng tôi tự tin , cam kết điều trị giảm hoàn toàn tình trạng đau do thoái hóa , khó khăn trong việc đi lại cho người bệnh . Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ điều trị qua số hotline: 0987523488
Có thể bạn quan tâm:
Phục hồi chức năng là gì?
Phục hồi chức năng là gì? Phục hồi chức năng là [...]
Xoa bóp- Bấm huyệt là gì?
Xoa bóp-Bấm huyệt là gì? Bấm huyệt hay Xoa bóp – bấm [...]
Châm cứu là gì?
Châm cứu là gì? Châm cứu là một phương pháp điều [...]
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐỘT QUỴ
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐỘT QUỴ Phục hồi chức năng [...]
Châm cứu chữa đau thần kinh liên sườn
Châm cứu chữa đau thần kinh liên sườn Châm cứu chữa [...]
CHỮA THOÁI VỊ ĐĨA ĐIỆM TẠI NHÀ
CHỮA THOÁI VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI NHÀ Chữa thoát vị đĩa [...]