VIÊM QUANH KHỚP VAI: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, ĐIỀU TRỊ?
Bệnh viêm quanh khớp vai gồm nhiều thể, với diễn tiến phức tạp, khiến người bệnh bị tổn thương phần mềm quanh khớp, khó khăn trong vận động khớp vai. Nhận biết viêm quanh khớp vai và triệu chứng đi kèm giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Định nghĩa
Hội chứng viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai gồm: gân, cơ, dây chằng, bao khớp, loại trừ tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp …
Nghiên cứu của Welfling năm 1981 kết luận có 4 thể lâm sàng của viêm khớp xương vai, gồm:
- Thể đau khớp vai đơn thuần xuất phát từ các bệnh lý về gân;
- Thể đau vai cấp do lắng đọng tinh thể;
- Thể giả liệt khớp vai do đứt các gân của bó dài gân nhị đầu, hoặc đứt các gân mũ cơ khiến cơ delta không thể hoạt động;
- Thể đông cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch, co thắt bao khớp, bao khớp dày dẫn đến giảm khả năng vận động khớp ổ chảo – xương cánh tay.
Các thể lâm sàng của viêm khớp vai
2.1 Thể đau khớp vai đơn thuần
Tình trạng này thường gặp ở những người trên 50 tuổi, hoặc những người trẻ gặp chấn thương trong thể thao gây viêm các gân của khớp vai như viêm đầu dài gân nhị đầu, gân cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai, cơ tròn nhỏ.
Triệu chứng
Xuất hiện cơn đau vai vận động đột ngột, quá mức hoặc gặp các chấn thương liên tiếp ở vai. Cơn đau có thể sẽ tăng lên khi cử động vai như nâng cánh tay, co cánh tay đối kháng… cơn đau tăng dần về đêm.
Cơn đau tăng lên, thậm chí lan tỏa xuống cánh tay, cẳng tay khi nằm tì vào vai khiến người bệnh khó chịu, đau đớn và không thể nằm nghiêng.
Chẩn đoán
X-quang: Khớp vai bình thường hoặc hình ảnh một hay nhiều điểm canxi hóa tại gân.
Siêu âm: Hình ảnh gân giảm âm so với bình thường. Trường hợp gân bị vôi hóa có thể thấy nốt tăng âm kèm bóng cản ở gân, dịch bao quanh gân nhị đầu, trên Doppler năng lượng nhìn thấy hình ảnh tăng sinh mạch trong gân hoặc bao gân.
2.2 Thể đau vai cấp
Hiện tượng này xảy ra do viêm túi thanh mạc từ vi tinh thể của quá trình canxi hóa các gân cơ chóp xoay và sự di chuyển canxi hóa vào túi thanh mạc dưới mỏm cùng cơ delta.
Triệu chứng
Đau đột ngột, dữ dội lan rộng từ khắp vai xuống cánh tay, lan lên cổ và xuống bàn tay khiến người bệnh mất vận động khớp vai, đau nhức mất ngủ.
Bên ngoài chỗ viêm khớp vai có thể sưng, nóng… người bệnh có thể sốt nhẹ.
Chẩn đoán
X-quang: Khớp vai có các nốt canxi hóa kích thước khác nhau ở khoảng cùng vai – mấu động, có thể biến mất sau vài ngày.
Siêu âm: Nhìn thấy các nốt tăng âm kèm bóng cản ở gân và có thể ứ dịch ở bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai. Trên Doppler năng lượng thấy hình ảnh tăng sinh mạch trong gân, bao gân và bao thanh dịch.
2.3.Thể giả liệt khớp vai
Triệu chứng
Người bệnh sẽ gặp dấu hiệu đau quanh khớp vai dữ dội, có thể kèm theo tiếng kêu răng rắc khi cử động do các gân cơ chóp xoay đứt đột ngột.
Thêm vào đó, có thể xuất hiện vết bầm tím ở phần trước trên cánh tay, người bệnh đau và mất vận động. Sau đó, cơn đau khớp vai có thể hết nhưng người bệnh vẫn không thể khôi phục được khả năng vận động khớp vai.
Chẩn đoán
- X-quang khớp vai với thuốc cản quang thấy hình ảnh đứt các gân cơ chóp xoay với hình ảnh cản quang của túi thanh mạc dưới mỏm cùng cơ delta, có thể phát hiện tình trạng đứt gân trên từ hình ảnh cộng hưởng từ MRI.
- Siêu âm: Đứt gân nhị đầu, không thấy hình ảnh gân nhị đầu ở hố liên mấu động hoặc phía trong hố liên mấu động, có thể có dấu hiệu tụ máu trong cơ mặt trước cánh tay. Nếu đứt gân trên gai sẽ thấy gân mất tính liên tục, co rút ở hai đầu gân đứt, có thể có dịch ở vị trí đứt.
2.4 Thể đông cứng khớp vai
Triệu chứng
Người bệnh mắc chứng đông cứng khớp vai có thể gặp các cơn đau kiểu cơ học, đặc biệt cơn đau thường tăng về đêm.
Sau vài tuần, cơn đau giảm dần nhưng vùng vai bị đông cứng, hạn chế vận động, không thể đưa tay lên cao, dang cánh tay hoặc xoay ngoài.
Chẩn đoán
- X-quang khớp vai với thuốc cản quang nhìn thấy hình ảnh khoang khớp thu hẹp chỉ còn 5-10ml (bình thường là 30-35ml), giảm cản quang khớp, các túi cùng màng hoạt dịch biến mất.
- Chụp cộng hưởng từ khớp vai thấy bao khớp dày, phù nề.
Điều trị bệnh viêm khớp vai bằng phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền
3.1 Quan niệm của đông y về viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai theo y học cổ truyền là kiên tý thống. Là chứng bệnh thuộc phạm vi chứng tý do nhiều nguyên nhân gây ra nên tính chất bệnh rất khác nhau.
Trong Đông y, viêm quanh khớp vai có ba thể bệnh gồm Kiên ngưng, Kiên phong và Hậu kiên phong. Vì bệnh thuộc chứng tý nên nguyên nhân cũng do phong, hàn, thấp kết hợp nhau làm bế tắc kinh lạc.
- Giai đoạn đầu, phong hàn thắng, bệnh nhân chủ yếu bị đau quanh khớp vai gọi là kiên thống.
- Giai đoạn sau, hàn thấp thắng, bệnh nhân chủ yếu bị hạn chế vận động, gọi là kiên ngưng.
- Lâu dài thì các tà khí này làm tắc đường lưu thông khí huyết, dẫn đến không nuôi dưỡng được cân cơ, gây ra hậu kiên phong.
3.2 Châm cứu bấm huyệt chữa viêm quanh khớp vai
Châm cứu trong bệnh viêm quanh khớp vai có tác dụng giảm đau mạn tính và chồng viêm tại chỗ và tăng tác dụng điều trị của các thủ thật khác.
- Các huyệt thường dung : Huyệt: Kiên tỉnh, Kiên ngưng, Kiên trinh, Thiên tông, Trung phủ, Tý nhu, Cự cốt, Vân môn, A thị
- Có thể hào châm, ôn châm, điện châm,… Nhưng điện châm có khả năng giảm đau tốt nhất.
Xoa bóp bấm huyệt
- là phương pháp dùng bàn tay, ngón tay tác động trực tiếp vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết giúp nâng cao khả năng hoạt động của hệ thần kinh
- Thủ thuật: Xát, day, lăn, bóp, vờn, vận động, bấm huyệt (các huyệt châm cứu). Động tác cần làm nhẹ nhàng, không gây đau thêm cho bệnh nhân.
Thủy châm (hay tiêm thuốc vào huyệt):
Là một phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả nhờ kết hợp Đông – Tây y, phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc của Y học cổ truyền với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm.
Kết hợp với điều trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng:
là phương pháp chữa bệnh viêm quanh khớp vai an toàn và hiệu quả nhất.
Các phương pháp của vật lý trị liệu– phục hồi chức năng bao gồm: hồng ngoại – xoa bóp bấm huyệt – siêu âm – sóng ngắn và tập vận động theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
4. Cách phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa viêm khớp quanh vai, chúng ta cần chú ý một số điều sau:
- Tránh làm việc quá sức hoặc mang vác nặng.
- Cẩn thận khi chơi những môn thể thao có thể làm tổn thương vai như tennis, bóng bàn, cầu lông…
- Không thay đổi tư thế vai đột ngột, bên cạnh đó bạn cũng nên làm nóng (khởi động) khớp vai và cánh tay trước khi vận động.
- Dành thời gian nghỉ ngơi sau khi vận động vai nhiều và tránh tác động chèn ép vai./.
Tuệ Minh Y Đường là đơn vị tiên phong trong sử dụng Y học cổ truyền trong điều trị viêm quanh khớp vai. Với những nghiên cứu và thử nghiệm điều trị khác nhau. Phòng khám chúng tôi tự tin , cam kết điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viên quanh khớp vai cho người bệnh . Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ điều trị qua số hotline: 0987523488
Có thể bạn quan tâm:
Phục hồi chức năng là gì?
Phục hồi chức năng là gì? Phục hồi chức năng là [...]
Xoa bóp- Bấm huyệt là gì?
Xoa bóp-Bấm huyệt là gì? Bấm huyệt hay Xoa bóp – bấm [...]
Châm cứu là gì?
Châm cứu là gì? Châm cứu là một phương pháp điều [...]
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐỘT QUỴ
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐỘT QUỴ Phục hồi chức năng [...]
Châm cứu chữa đau thần kinh liên sườn
Châm cứu chữa đau thần kinh liên sườn Châm cứu chữa [...]
CHỮA THOÁI VỊ ĐĨA ĐIỆM TẠI NHÀ
CHỮA THOÁI VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI NHÀ Chữa thoát vị đĩa [...]